1. Đeo găng tay khi đến nơi công cộng
Khi bạn rời khỏi nhà, hãy đeo găng tay để tránh tiếp xúc với các đồ dùng công cộng. Tùy theo điều kiện thời tiết, bạn có thể đeo găng tay loại dày hoặc mỏng. Bạn nên thay găng tay hàng ngày, giặt sạch và tránh đeo găng tay ẩm. Đừng bao giờ quên găng tay khi bạn đi máy bay, tàu hỏa, tàu điện ngầm, xe buýt, tắc xi…
2. Tránh để tay tiếp xúc với mặt
Nếu bạn ở trong một tình huống giao tiếp buộc phải tháo găng tay (bắt tay hoặc ăn uống), đừng chạm vào mặt hoặc mắt dù là cảm thấy ngứa. Bạn có thể dùng khăn giấy sạch khi cần dụi mắt hoặc lau vết bẩn. Trước khi bạn đeo găng tay trở lại, hãy rửa tay đúng cách với xà phòng và nước ấm hoặc dùng nước rửa tay khô.
Trong thời gian còn dịch bệnh, bạn không nên bắt tay hoặc ôm người khác. Bạn có thể lịch sự nói rằng việc giữ khoảng cách sẽ tốt hơn cho cả hai để phòng ngừa virus corona.
3. Sử dụng khẩu trang đúng cách
Bạn nên đeo khẩu trang y tế khi đi ra ngoài và đến các nơi công cộng có đông người. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt và khó thở thì nên đeo khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà. Đây là những dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã bị nhiễm virus corona.
Tuy nhiên, hầu hết các khẩu trang đều tệ đi sau 1 – 2 lần đeo. Nếu bạn sử dụng cùng một khẩu trang ngày này qua ngày khác thì còn đáng sợ hơn. Khi đó, những chất bẩn từ miệng và mũi sẽ phủ bên trong mặt nạ với mùi hấp dẫn vi khuẩn.
Laurie Garrett (cựu thành viên cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại và là tác giả khoa học đoạt giải Pulitzer) cho biết: “Tôi hiếm khi đeo khẩu trang mặc dù đã trải qua hơn 30 dịch bệnh. Thay vào đó, tôi tránh xa đám đông và giữ khoảng cách với người khác khoảng nửa mét”.
Nếu ai đó ho hoặc hắt hơi, bạn nên yêu cầu họ đeo khẩu trang để ngăn nước bọt có khả năng lây lan virus. Tốt nhất bạn nên bước cách họ 1 mét hoặc rời khỏi nơi đó.
4. Không dùng chung đồ dùng cá nhân
Bạn nên lấy tất cả khăn ra khỏi phòng tắm ngay lập tức và thay thế chúng bằng khăn sạch của từng thành viên trong gia đình. Mỗi người chỉ nên sử dụng khăn riêng của mình và không nên chạm vào thành viên khác trong gia đình.
Bạn nên giặt tất cả khăn 2 lần/tuần. Đừng để khăn ẩm ướt vì đây là điều kiện lý tưởng cho các loại virus sinh sôi như cảm lạnh thông thường và corona.
5. Cẩn thận khi chạm vào các đồ vật
Đầu tiên, bạn nên chú ý đến tay nắm cửa. Bạn có thể mở và đóng cửa bằng khuỷu tay hoặc vai. Bạn có thể đeo găng tay để xoay tay nắm cửa hoặc rửa tay sau khi chạm vào nó. Nếu bất cứ ai trong nhà bạn bị ốm (đặc biệt là khi có triệu chứng sốt, ho và khó thở), hãy lau sạch tay nắm cửa thường xuyên.
Tương tự như vậy, bạn hãy thận trọng với tay vịn cầu thang, máy tính để bàn, điện thoại di động, đồ chơi, laptop hay bất kỳ đồ vật nào có bề mặt tiếp xúc với tay. Nếu bạn cầm điện thoại di động, dụng cụ nấu ăn hoặc laptop của người khác, hãy chú ý không chạm vào da mặt bạn và rửa tay ngay sau đó.
Bạn chỉ nên sử dụng đồ vật cá nhân của riêng mình để giảm thiểu rủi ro bị lây nhiễm virus corona từ người khác.
6. Tăng cường hệ miễn dịch
Nếu theo dõi các bản tin về những ca tử vong do virus corona, bạn sẽ thấy đặc điểm chung của các bệnh nhân là lớn tuổi và đang mắc thêm bệnh khác. Ngoài người lớn tuổi, những đối tượng sau đây cũng có hệ miễn dịch yếu: trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang đau ốm.
Để phòng ngừa virus corona, bạn nên điều chỉnh lối sống lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể:
7. Lưu ý khi ăn với nhiều người
Theo thông lệ ở các gia đình Việt Nam, mọi người thường sử dụng đũa cá nhân để lấy thức ăn trên bàn. Bạn không nên làm điều này cho đến khi dịch bệnh virus corona kết thúc.
Trong một bữa ăn, bạn không nên sử dụng đũa và dụng cụ cá nhân của bạn để lấy thức ăn ra khỏi bát hoặc đĩa chung. Tất nhiên, bạn cũng không nên uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác.
Bạn có thể đặt muỗng hoặc đũa vào mỗi món ăn và hướng dẫn mọi người trong bàn lấy những gì mình muốn vào đĩa hoặc bát cá nhân. Sau đó, mọi người chỉ dùng muỗng (đũa) cá nhân để thưởng thức các món trong bát (đĩa) của mình.